DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI CHÚ Ý ĐIỀU GÌ KHI BLHS SỐ 100/2015/QH13 SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017 CÓ HIỆU LỰC (01/01/2018)
DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI CHÚ Ý ĐIỀU GÌ KHI BLHS SỐ 100/2015/QH13 SỬA ĐỔI BỔ
SUNG NĂM 2017 CÓ HIỆU LỰC (01/01/2018)
Theo quy định của
pháp luật hình sự Nhà nước ta từ trước đến nay, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra
đối với cá nhân người phạm tội, không đặt ra đối với tổ chức. Tuy nhiên, nay
theo BLHS năm 2015, không chỉ cá nhân mà tổ chức (pháp nhân thương mại) cũng là
chủ thể của tội phạm, phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm, đây
là quy định rất mới.
Không phải mọi doanh
nghiệp đều là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ những doanh nghiệp được
xác định là “pháp nhân thương mại” mới là chủ thể của tội phạm cụ thể và phải
chịu trách nhiệm hình sự do hành vi trái pháp luật hình sự gây ra, nghĩa là
doanh nghiệp đó phải có hai yếu tố sau:
1. Có tư cách pháp
nhân;
2. Hoạt động với mục
tiêu chính là lợi nhuận, lợi nhuận này được chia đều cho các thành viên (sau
đây gọi là “Doanh nghiệp”).
Bộ luật hình sự 2015
quy định Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm
tội khi thỏa mãn các điều kiện sau:
1. Được thực hiện
nhân danh Doanh nghiệp;
2. Thực hiện vì lợi
ích của Doanh nghiệp;
3. Được thực hiện có
sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của Doanh nghiệp;
4. Chưa hết thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, việc Doanh nghiệp bị truy cứu trách nhiệm
hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân có liên quan.
Theo BLHS năm 2015,
pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về 33 tội danh, đó là một
số tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Chương
XVIII), chương các tội phạm về môi trường (Chương XIX) và chương các tội xâm phạm
an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XXI) như tội buôn lậu, tội trốn
thuế, tội thao túng thị trường chứng khoán, tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp, tội gây ô nhiễm môi trường, tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt
Nam, …
Đối với các hành vi
phạm tội được quy định tại Bộ luật này, Doanh nghiệp sẽ phải chịu một trong các
hình phạt chính sau:
1. Phạt tiền lên đến
20 tỷ đồng;
2. Đình chỉ hoạt động
có thời hạn lên đến 03 năm;
3. Đình chỉ hoạt động
vĩnh viễn.
Kèm theo hình phạt
chính, Doanh nghiệp phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ
sung khác gồm:
1. Cấm kinh doanh, cấm
hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
2. Cấm huy động vốn;
3. Phạt tiền, khi
không áp dụng là hình phạt chính.
Đây là quy định hoàn
toàn mới so với trước đây, Doanh nghiệp cần lưu ý để xem xét, điều chỉnh hành
vi phù hợp, tránh những tổn thất về vật chất cũng như uy tín, hình ảnh, thương
hiệu của Doanh nghiệp.
Nhận xét
Đăng nhận xét