CÓ
ĐƯỢC KHỞI KIỆN THAY CHO NGƯỜI KHÁC?.
Trước
tiên Pháp luật Việt Nam quy định, mọi công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài định
cư ở Việt Nam đều có quyền yêu cầu Tòa án bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho
mình và cho người khác.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này
quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại
Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình
hoặc của người khác.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định rõ
các trường hợp được khởi kiện cho người khác như sau:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về
gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân
và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Tổ chức đại diện tập thể lao
động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền
theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng
theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Cơ quan, tổ chức trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa
án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách
hoặc theo quy định của pháp luật.
5. Cá nhân có quyền khởi kiện
vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Đối với những người chưa có đầy đủ hành vi
dân sự thì có thể thông qua người đại diện theo pháp luật để khởi kiện.
1. Khi tiến hành tố tụng dân
sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp
luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ
luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.
2. Đối với vụ việc lao động mà
có đương sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc người lao động
là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ
định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định
tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét